Sinh viên vừa học vừa làm đang trở thành một xu hướng phổ biến trong những năm gần đây. Nó vừa giúp giải quyết nhu cầu tài chính và giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm thực tế, phát triển kỹ năng của bản thân. Song trước hết, bạn cần tìm hiểu những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên để chuẩn bị tốt cho việc tìm việc. Vieclamsinhvien247.com là trang web giới thiệu rất nhiều công việc cho sinh viên chất lượng, đáng tin cậy và uy tín.
Yêu cầu từ phía nhà tuyển dụng đối với sinh viên
Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên và giành được một vị trí làm việc ưng ý, sinh viên cần trang bị cho mình những kỹ năng thiết yếu. Sau đây là một số kỹ năng quan trọng:
Kỹ năng cứng
- Chuyên môn vững chắc: Sinh viên cần có chuyên môn vững chắc trong lĩnh vực mà mình theo đuổi. Bởi có lý thuyết mới áp dụng được thực tiễn, học tốt mới thích nghi nhanh. Điều này có thể đạt được thông qua việc học tập chăm chỉ, thực tập và kinh nghiệm làm việc.
- Ngoại ngữ: Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, khả năng ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Pháp là rất cần thiết.
- Tin học: Sinh viên cần thành thạo các kỹ năng tin học cơ bản như sử dụng máy tính, phần mềm văn phòng, tìm kiếm thông tin trên Internet,…
- Kỹ năng nghiên cứu và phân tích: Khả năng nghiên cứu sâu sắc, phân tích thông tin và đưa ra kết luận cũng vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sinh viên.
Kỹ năng mềm
- Giao tiếp hiệu quả: Khả năng giao tiếp tự tin, lắng nghe tích cực và thuyết phục là rất quan trọng đối với những ngành sale, truyền thông, báo chí, bất động sản, bảo hiểm,…
- Làm việc nhóm: Khả năng làm việc hiệu quả trong một nhóm, tôn trọng ý kiến của người khác và giải quyết xung đột một cách tích cực là rất cần thiết bất kể đối với vị trí hoặc ngành nghề nào.
- Sáng tạo và giải quyết vấn đề: Khả năng suy nghĩ sáng tạo, tìm ra các giải pháp mới và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả là rất có giá trị, đặc biệt đối với những vị trí công việc như content creator, designer,…
- Quản lý thời gian và sắp xếp công việc: Sinh viên cần biết cách quản lý thời gian và sắp xếp các công việc một cách hợp lý để hoàn thành nhiệm vụ của công việc ứng tuyển đúng hạn.
- Thích ứng và linh hoạt: Khả năng thích nghi với môi trường làm việc mới, chấp nhận những thay đổi và học hỏi những điều mới là rất quan trọng.
Kỹ năng khác
- Thực tập và kinh nghiệm làm việc: Thực tập và kinh nghiệm làm việc giúp sinh viên hiểu rõ hơn về môi trường làm việc thực tế, tích lũy kinh nghiệm và xây dựng mạng lưới quan hệ. Đây cũng là một tiêu chí giúp sinh viên nổi bật hơn các ứng viên khác sau khi tốt nghiệp.
- Xây dựng thương hiệu cá nhân và mạng lưới quan hệ: Sinh viên cần xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ và chuyên nghiệp trên các nền tảng mạng xã hội như LinkedIn, Facebook, Twitter và Instagram. Bởi với xã hội 4.0 như hiện nay, việc trở thành một người phổ biến tốt trên các trang mạng xã hội sẽ giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ tốt cũng như cơ hội việc làm hấp dẫn và có thể giúp ích rất nhiều cho công việc sau này của mình.
Những việc làm dành cho sinh viên
Khi là một sinh viên, bạn vẫn hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường lao động để vừa có thể học hỏi thêm kỹ năng, kinh nghiệm cũng như mang về cho mình một phần thu nhập để phục vụ cuộc sống của bản thân, giảm nỗi lo của bố mẹ. Một số công việc mà sinh viên có thể làm bao gồm:
- Gia sư: Là một gia sư, bạn có thể dạy học cho các học sinh khác trong lĩnh vực mà bạn có thế mạnh. Đây là một công việc lý tưởng cho những sinh viên muốn kiếm tiền và đồng thời chia sẻ kiến thức của mình với người khác.
- Thực tập sinh văn phòng: Ứng tuyển vào các vị trí thực tập sinh đúng với chuyên ngành đang học hoặc một vị trí mới của các doanh nghiệp không đòi hỏi về bằng cấp sẽ một cách tuyệt vời để bạn vừa có thể thực hành kiến thức đã học, rèn luyện thực tế, tích lũy kinh nghiệm và có thể kiếm được tiền nữa.
- Viết blog, sáng tạo nội dung: Sinh viên có thể lập blog, kênh YouTube hoặc fanpage để chia sẻ các kiến thức, kinh nghiệm của mình và kiếm tiền từ quảng cáo hoặc tiếp thị liên kết.
- Thiết kế đồ họa, lập trình web, viết ứng dụng: Những bạn có kỹ năng về thiết kế, lập trình có thể làm việc tự do hoặc bán các sản phẩm của mình trên các nền tảng trực tuyến như Fiverr, Upwork, Freelancer,…
- Tham gia các cuộc thi khởi nghiệp, sáng tạo: Các cuộc thi khởi nghiệp, sáng tạo thường có giải thưởng tiền mặt hoặc các cơ hội hỗ trợ phát triển ý tưởng kinh doanh cho sinh viên.
- Bán hàng tại các cửa hàng tiện lợi, siêu thị: Công việc này thường làm bán thời gian vào buổi tối hoặc cuối tuần, thích hợp cho những bạn thích giao tiếp và muốn có thêm thu nhập.
- Làm thêm tại các quán ăn, tiệm café: Sinh viên có thể làm phục vụ, pha chế hoặc tạp vụ tại các quán ăn, tiệm café để kiếm thêm tiền.
- Chạy xe ôm, giao hàng: Với những bạn có xe máy, có thể tranh thủ thời gian rảnh để chạy xe ôm, giao hàng cho các ứng dụng như Grab, Gojek, Now, Baemin,… để có thêm nguồn thu nhập.
Các cách kiếm việc làm cho sinh viên
Cũng như một người lao động bình thường, sinh viên cũng có đa dạng kênh thông tin để tìm việc làm, cụ thể:
- Qua website: Có rất nhiều trang web giới thiệu công việc phổ biến và uy tín được nhiều người tin tưởng để tìm việc. Bên cạnh đó hiện nay cũng có những trang việc làm dành riêng cho sinh viên uy tín như website vieclamsinhvien247.com, kenhsinhvien.vn,… mà những bạn sinh viên có thể tham khảo tìm việc.
- Qua các ngày hội tuyển dụng việc làm: Tham dự ngày hội tuyển dụng việc làm được tổ chức tại trường học, trung tâm cộng đồng hoặc các địa điểm khác sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp xúc nhà tuyển dụng, tạo ấn tượng, thể hiện điểm mạnh của bản thân, vượt qua phỏng vấn và nhận được công việc như mong muốn
- Qua mạng lưới quan hệ xã hội của bản thân: Hãy cho bạn bè, gia đình và người quen biết rằng bạn đang tìm việc, họ có thể giới thiệu bạn với các cơ hội việc làm mà họ biết. Hơn nữa, đây cũng là kênh tìm việc an toàn và chất lượng nên thử.
- Qua các trường học: Các trường học thường có các văn phòng công tác sinh viên, đây sẽ là nơi giúp hỗ trợ sinh viên tiếp xúc với doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội việc làm.
- Qua các tổ chức phi chính phủ (NGO): Các tổ chức phi chính phủ thường tuyển dụng sinh viên để làm việc trong các dự án cộng đồng hoặc các hoạt động khác.
- Đây sẽ là các công việc giúp bạn trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm trong việc làm truyền thông, tổ chức sự kiện,…
- Qua các mạng xã hội: Hãy sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter hoặc LinkedIn để tìm kiếm việc làm, tại đây, bạn có thể tham gia các nhóm hoặc diễn đàn liên quan đến lĩnh vực bạn muốn làm việc để tìm ra cơ hội tốt cho mình.
Những lưu ý đối với sinh viên khi tìm việc làm
Trong xã hội hiện nay, để tìm được việc làm phù hợp nhất với khả năng của bản thân mình, sinh viên cần chú trọng những điều sau:
- Tìm kiếm việc làm qua các kênh uy tín: Do sự bùng nổ thông tin và tính an toàn mạng chưa được kiểm soát chặt chẽ nên hiện nay vẫn có rất nhiều đối tượng lừa đảo thực hiện các hành vi nhằm lừa gạt người qua mạng, nhất là những người đang tìm kiếm việc làm. Vậy nên, việc kiểm tra thông tin doanh nghiệp luôn là bước cần thiết. Ngoài ra, khi chọn lựa website tuyển dụng để tìm kiếm công việc, bạn nên chọn lựa những website được nhiều người đánh giá tốt và có nhiều doanh nghiệp lớn chọn lựa để đăng tin tuyển dụng.
- Làm rõ mục tiêu nghề nghiệp và sở thích của bản thân: Sinh viên cần hiểu rõ sở thích, điểm mạnh và điểm yếu của mình để lựa chọn các công việc phù hợp. Đồng thời nghiên cứu về các ngành nghề, vị trí công việc và nhu cầu thị trường lao động để đưa ra quyết định sáng suốt.
- Nâng cao kỹ năng và kiến thức cần thiết: Để đáp ứng tốt những yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên, sinh viên hiện nay cần liên tục trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, cũng như các kỹ năng mềm cần thiết cho công việc. Ngoài giờ học trên trường, sinh viên cũng có thể tham gia thêm các khóa học, hội thảo, workshop để nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân.
- Đánh giá và lựa chọn công việc phù hợp: Sau khi ứng tuyển và nhận được sự đồng ý của nhà tuyển dụng ở bất kỳ vị trí nào, sinh viên cũng cần đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như mức lương, chế độ phúc lợi, môi trường làm việc và thời gian làm việc để không ảnh hưởng việc học của bản thân. Thêm nữa, việc đánh giá cơ hội phát triển nghề nghiệp sau này của vị trí hiện tại cũng rất cần thiết bởi nó sẽ ảnh hưởng đến tình hình việc làm sau tốt nghiệp của bạn. Đặc biệt, bạn còn cần lựa chọn công việc phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp, sở thích và khả năng của bản thân để đảm bảo hoàn thành công việc được nhận tốt nhất và nhận được sự đánh giá cao từ người quản lý.
Bên cạnh tham gia việc học ở trường, nếu sinh viên có cơ hội làm thêm, trải nghiệm công việc thực tế, đây sẽ là cơ hội lớn họ phát triển kỹ năng, mở rộng mối quan hệ và giúp ích cho công việc sau này. Để tìm một công việc cho sinh viên thích hợp, bạn cần xem xét sự phù hợp của bản thân cả về thời gian học tập, yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh viên lẫn nhu cầu về công việc tương lai. Truy cập ngay trang vieclamsinhvien247.com để tìm những công việc phù hợp nhất với bản thân trong tình hình hiện tại.